Nguyễn Phúc Ánh

Gia Long[3] (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên húyNguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi là Nguyễn Ánh (阮暎), là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖). Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long (嘉隆), nên thường được gọi là Gia Long Đế.Nguyễn Ánh là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, có lúc phải chạy sang Xiêm La và sống lưu vong ở đây trong ba năm. Để chống Tây Sơn, ông nhiều lần cầu viện nước ngoài, bao gồm việc mời quân Xiêm đánh vào Nam bộ[4], hứa cắt đất và cống nạp để mời quân Pháp[5], và chở 50 vạn cân gạo để giúp quân Thanh đang chiếm đóng Bắc bộ[6]Năm 1787, ông đã trở lại và giữ vững được Nam Bộ. Về sau, lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung vào năm 1792, Nguyễn Ánh bắt đầu tiến đánh nhà Tây Sơn và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, thống nhất đất nước và kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại thủ phủ cũ của các Chúa Nguyễn là Phú Xuân (Huế).[7] Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng SaTrường Sa, tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long cắt vùng Trấn Ninh, rộng khoảng 45.000 km² và nay là lãnh thổ của Lào, cho vương quốc Vạn Tượng để nhận lấy sự ủng hộ của họ trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn.[8]Về đối ngoại, ông là người mở đường cho sự can thiệp của người PhápViệt Nam qua việc mời người Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Về mặt đối nội, nước Việt thời Gia Long không được ổn định, do Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng nên bị người dân bất bình,[9] chỉ trong 18 năm đã có khoảng 90 cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cả nước.[10] Gia Long cũng xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn để thay bằng việc áp dụng các chính sách cai trị phong kiến khá bảo thủ, tiêu biểu là việc cấm thương nhân người Việt buôn bán với ngoại quốc,[11] soạn Hoàng triều luật lệ hay còn gọi là "luật Gia Long", gần như chép nguyên mẫu từ luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nên khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê.[12] Các chính sách bảo thủ là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.[13]

Nguyễn Phúc Ánh

Kế nhiệm Kết thúc
Thân mẫu Nguyễn Thị Hoàn
Tên đầy đủNiên hiệuTôn hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên đầy đủ
Nguyễn Phúc Ánh ()
Niên hiệu
Gia Long (): 1802–1820
Tôn hiệu
Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính (大元帥國政, 1778–1780)[1]
Nguyễn Vương (; 1780–1802)[2]
Thụy hiệu
Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh võ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao hoàng đế
開天弘道立紀垂統神文聖武俊德隆功至仁大孝高皇帝
Miếu hiệu
Thế Tổ ()
Tiền nhiệm Nguyễn Phúc Dương
Nhiếp chính Minh Mạng (1818–1820)
Sinh (1762-02-08)8 tháng 2, 1762
Phú Xuân, Đàng Trong, Đại Việt
Phối ngẫu Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Thuận Thiên Cao hoàng hậu
Hơn 100 thê thiếp
Mất 3 tháng 2, 1820(1820-02-03) (57 tuổi)
Hoàng thành Huế
Tôn giáo Khổng giáo
Hoàng tộc Nguyễn Phúc
Hậu duệ Nguyễn Phúc Cảnh
Nguyễn Phúc Đảm
13 con trai và 18 con gái khác
Tại vị tháng 5 năm 1777 – 23 tháng 6 năm 1802
Thân phụ Nguyễn Phúc Luân